Home Kinh tế Thực trạng hệ thống trường đào tạo công nhân dệt may

Thực trạng hệ thống trường đào tạo công nhân dệt may

Thực trạng hệ thống trường đào tạo công nhân dệt may

Điều này xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, loại hình đào tạo mới chỉ dừng lại ở hai loại hình đào tạo chính: trường đào tạo của Nhà nước và cơ sở đào tạo quy mô nhỏ của tư nhân. Chưa có các trường đào tạo công nhân dệt may theo loại hình liên doanh, các trường của tư nhân và trường đào tạo của nước ngoài đặt tại Tp. Hồ Chí Minh. Như trên đã phân tích, hiện nay ở Tp. Hồ Chí Minh chỉ có duy nhất loại hình đào tạo của Nhà nước là cho ra trường những công nhân đủ trình độ vào làm việc tại các doanh nghiệp dệt may.

Qua nghiên cứu thực tế, khu vực tư nhân là loại hình phù hợp nhất để phát triển đào tạo nguồn nhân lực dệt may cho Tp. Hồ Chí Minh. Thứ hai, tại các cơ sở đào tạo cơ cấu ngành nghề chưa đa dạng. Chỉ có số công nhân kỹ thuật tốt nghiệp tại các trường đào tạo của Nhà nước là được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng ngành dệt may khi ra trường có thể sử dụng thành thạo nhiều loại máy móc, thiết bị khác nhau như: máy vắt sổ, kansai, máy may một kim, máy may hai kim,… Số còn lại sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở tư nhân, các trung tâm dạy nghề của Quận, huyện thường chỉ sử dụng (chưa thành thạo) một loại thiết bị của ngành.

Thứ ba, thời gian đào tạo: Các trường đào tạo của Nhà nước đào tạo từ 6 tháng đến 3 năm. Các cơ sở đào tạo tư nhân, các trung tâm dạy nghề của Quận, huyện đào tạo từ 1 đến 3 tháng. Thời gian đào tạo trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Đa số học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo ngắn hạn khi ra trường vừa yếu kém về chuyên môn, vừa thiếu tư chất, đạo đức nghề nghiệp,

Thứ tư, thu nhập của ngành may hiện nay thấp hơn các ngành nghề khác mà thời gian làm việc trong ngày lại quá dài. Điều này không những không tạo ra sức hút lao động mà tạo thành một rào cản làm cho số người theo học ở các lớp đào tạo công nhân dệt may giảm hẳn. Một số người ở một thời điểm nào đó không thể tìm được việc ở các ngành khác thì đành xin vào làm việc tại các doanh nghiệp dệt may nhưng họ không muốn bỏ ra chi phí hàng triệu để học nghề tại các trường đào tạo mà họ coi các doanh nghiệp như một nơi để học nghề, thực tập, làm việc tạm thời. Sau một thời gian, họ bỏ nghề chuyển sang một lĩnh vực khác.