Home Marketing Ví dụ về hành vi khách hàng – có mấy phân loại hành vi mua hàng

Ví dụ về hành vi khách hàng – có mấy phân loại hành vi mua hàng

hành vi khách hàng không chỉ là người tiêu dùng thể hiện trong quá trình bản thân họ tương tác với sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn như điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá, và chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Khách hàng không chỉ là người mua hàng, mà còn là người dẫn đầu xu hướng, định hình sản phẩm và là động lực mạnh mẽ của doanh nghiệp.

Mỗi hành vi của khách hàng đều là một câu chuyện cho Doanh Nghiệp. Những quyết định mua sắm không chỉ đơn giản là quyết định chọn lựa sản phẩm, mà phải dựa trên hành vi hành trình mua hàng của họ. Bài viết sau đây KOMPA sẽ cho bạn hiểu phân loại hành vi mua hàng và đưa ra ví dụ về hành vi khách hàng cụ thể qua bài viết dưới đây nhé.

Hành vi khách hàng khi mua sắm được phân loại nhiều nơi 

Hành vi khách hàng là gì?

Hành vi khách hàng là tập hợp các hoạt động, quyết định, và tương tác mà khách hàng thực hiện trong quá trình tìm hiểu, mua sắm, sử dụng và tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ theo mô hình phễu của một doanh nghiệp 

Hành vi khách hàng khi quyết định mua hàng

Hành vi khách hàng khi quyết định mua hàng 

-Tìm kiếm và đánh giá sản phẩm: Khách hàng thường tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi đưa ra quyết định. Họ có thể đọc đánh giá, so sánh giá cả, và tìm thông tin khác để đảm bảo đáp ứng vào nhu cầu cá nhân.

-Quyết định mua: Hành động quyết định mua là một phần quan trọng của hành vi khách hàng như giá, chất lượng, thương hiệu, và các yếu tố tâm lý.

-Sử dụng sản phẩm: Sau khi mua, khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và họ sẽ cảm nhận khi  sử dụng chúng điều này có thể ảnh hưởng đến việc khách hàng quay lại mua lần sau và thậm chí là chia sẻ trải nghiệm sản phẩm 

-Tương tác và phản hồi: Khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp qua nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, email, hay các phương tiện truyền thông khác. Họ có thể cung cấp phản hồi về sản phẩm, dịch vụ, hoặc trải nghiệm của mình.

Phân loại hành vi khách hàng và ví dụ về hành vi khách hàng

Hành vi khách hàng mua hàng đa dạng 

Trong hành vi này, khách hàng liên tục thực hiện việc mua sắm đa dạng với nhiều loại sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau, nhằm kích thích sự tò mò và tìm kiếm một sản phẩm phù hợp nhất với sở thích và nhu cầu cá nhân của họ.

Ví dụ: Kem đánh răng có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau như hơi thở thơm mát, chống sâu răng, bảo vệ răng chắc khỏe, điều trị chuyên sâu cho răng nhạy cảm, làm trắng răng, Nhưng đối với người mua, họ thích đổi mới sản phẩm thì người bán nên phủ rộng mẫu sản phẩm ở những địa điểm mà người mua hoàn toàn có thể thuận tiện tìm ra.

Hành vi khách hàng mua hàng phải tương tác

Với hành vi này, thường người mua tìm hiểu và khám phá về mẫu sản phẩm, tuy nhiên, họ vẫn chưa có nhận thức được sự khác biệt về sự phân biệt giữa thương hiệu mà họ lựa chọn thương hiệu khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng.

Ví dụ: Khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm, phần lớn người mua thường ở trạng thái bị động, không có trải nghiệm trước về loại sản phẩm. Để giải quyết hình thức này, những người bán cần xây dựng lòng tin cho khách hàng đối với sản phẩm.  

Hành vi khách hàng mua hàng theo thói quen

Đối với kiểu mua hàng này thì người mua không phải mất quá nhiều thời gian cho việc khám phá và lựa chọn những loại sản phẩm, dịch vụ mới. Người tiêu dùng sẽ thường mua những loại sản phẩm mà họ đã sử dụng theo thói quen mà họ đã dùng quen.

Ví dụ: Khi mua bột giặt, người A chỉ mua Thương Hiệu OMO mà họ sẽ không quan tâm đến những thương hiệu khác.

Hành vi khách hàng mua hàng không quan tâm đến thương hiệu 

Hành vi mua hàng không quan tâm tới thương hiệu thường diễn ra khi người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm khác ngoài thương hiệu. Trường hợp này, quyết định mua sắm được định hình chủ yếu chất lượng sản phẩm  thay vì tên tuổi hay uy tín của thương hiệu.

Ví dụ: hành vi mua hàng không quan tâm tới thương hiệu có thể là khi một người tiêu dùng đang tìm kiếm mua một chiếc điện thoại di động mới. Thay vì chú ý đến các thương hiệu, người này có thể tập trung vào các tính năng cụ thể như camera, pin lâu, sạc nhanh, giá rẻ,…

Khi mua sắm khách hàng có nhiều hành vi khác nhau

Khi mua sắm khách hàng có nhiều hành vi khác nhau

>>>Xem thêm: Hành vi khách hàng là gì? Top 12 lợi ích nghiên cứu Hành vi khách hàng

Kết

Kompa đã phân loại và đưa ra ví dụ về hành vi khách hàng như thế, qua bài viết trên mong các Doanh Nghiệp sẽ có kiến thức nền tảng về hành vi khách hàng để có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình và nếu muốn hiểu rõ hơn về hành vi chắc chắn hơn thì hãy đến Kompa nhé.