Home Tài Chính - Ngân Hàng Thiết lập, hoạch định kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình của bạn

Thiết lập, hoạch định kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình của bạn

Quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp bạn và các thành viên khác trong gia đình sử dụng đồng tiền sao cho hợp lý mà vẫn thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản, đồng thời tiết kiệm được khoản dư đáng kể mỗi tháng. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu ngay nhé!

Lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình

Thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho gia đình, giúp cho các mẹ quản lý cũng như kiểm soát được mọi khoản thu chi cần kiếm được mỗi tháng trong nhà. Từ đó, cân đo đong đếm và điều chỉnh sao cho phù hợp để dự trù và tái đầu tư sinh lời tạo nguồn thu nhập thu động cho gia đình một cách hiệu quả. 

Lập kế hoạch chi tiêu và đầu tư, tiết kiệm cho gia đình

Sau đây, xin được giới thiệu tới các mẹ một vài phương pháp thiết lập kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình hữu ích và hiệu quả, đó là:

6 hũ tài chính

Chia khoản chi tiêu mỗi tháng theo tỷ lệ % với phương pháp JARS như sau:

Khoản chi phí thiết yếu (55%): gồm chi tiêu cho ăn uống gia đình, điện nước, mạng Internet, thuốc thang, xăng xe…

Khoản tiết kiệm (10%): tích góp mua nhà, tậu xe… hay chi tiêu cho con cái như học phí, ăn uống…

Khoản chi phí đầu tư (10%): bổ sung kiến thức nhằm nâng cấp bản thân và đầu tư, kinh doanh thu lợi nhuận…

Khoản chi phí hưởng thụ (10%): phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn, du lịch, xem phim…

Khoản chi phí cho đi (5%): chi phí hỗ trợ gia đình khó khăn, quyên góp  từ thiện, hoạt động cộng đồng…

Khoản chi phí tự do (10%): chi phí phòng bị rủi ro như ốm đau, bệnh tật, thôi việc, nghỉ dưỡng…

Tùy theo mỗi gia đình, mà các khoản chi tiêu biến đổi với tỷ lệ % khác nhau, khách hàng nên ưu tiên các khoản chi phí cần thiết, cố định mỗi tháng; giảm bớt nhu cầu không cần thiết và linh hoạt khoản chi tiêu khác sao cho hợp lý.

Cân đối 50:30:20

Việc áp dụng chi tiêu theo quy tắc 50:30:20 sẽ giúp gia đình đảm bảo được các khoản chi tiêu hợp lý mà không ảnh hưởng đến các nhu cầu thiết yếu. Cụ thể:

50% thu nhập mỗi tháng của gia đình để chi tiêu vào các khoản phí cố định như đóng điện, nước; Internet; ăn uống; xe cộ…

30% đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cá nhân, áp dụng cho từng thành viên như chi phí học tập, mua sắm quần áo, du lịch, giải trí…

20% phục vụ cho mục tiêu tài chính như đầu tư kinh doanh sinh lời, tiết kiệm và tạo quỹ dự phòng cho những trường hợp cấp bách…

Sổ Kakeibo

Chia tổng ngân sách trong tháng thành 4 khoản chi tiêu:

Khoản chi phí cho nhu cầu thiết yếu: ăn uống; thuốc thang; mua sắm nhu yếu phẩm; xăng xe…

Khoản chi phí đầu tư cho bản thân như: mua sắm quần áo, vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè…

Khoản chi phí đầu tư cho hạng mục phát triển bản thân: nâng cấp, bồi dưỡng chuyên môn…

Khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến phòng cho các trường hợp: sửa xe, thăm hỏi, đám cưới…

Kiểm tra lại toàn bộ khoản phí chi tiêu vào mỗi cuối tuần:

Xem xét tình hình chi tiêu có hợp lý không, từ đó cân chỉnh cho phù hợp số tuần còn lại trong tháng. 

Ghi chú số dư còn lại bao nhiêu và cần phải tiết kiệm bao nhiêu để hoàn thành mục tiêu của tháng. 

Sau đó, liệt kê mục tiêu tuần mới, nhằm kiểm soát ngân sách cho các khoản chi tiêu được hợp lý.

Hoạch định quản lý chi tiêu gia đình

Hoạch định chi tiêu đi kèm tích lũy tiết kiệm cho gia đình

Hoạch định chi tiêu đi kèm tích lũy tiết kiệm cho gia đình

Họp mặt gia đình

Bạn cần dành thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình để xác định rõ các khoản chi tiêu cần thiết như học tập, mua sắm, tậu xe… Việc làm này sẽ biết được các khoản chi nào cần phải ưu tiên trước hoặc bổ sung thêm trong khoản chi tiêu cần thiết của gia đình.

Phát sinh chi phí 

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể phải chi tiêu vào những khoản chi phí phát sinh ngoài ý muốn như tiền sửa xe, mừng đám cưới, ăn thôi nôi, dự sinh nhật, mua sắm quần áo… và một số các hoạt động vui chơi giải trí.

Hoàn trả tín dụng

Nếu bạn sử dụng credit card (thẻ tín dụng) thì hãy chú ý và kiểm tra thời hạn thanh toán, để tránh phải tình trạng nợ xấu cũng như các khoản vay tín dụng khác mà bạn đang sử dụng.

Cân nhắc kỹ

Chúng ta thường hay mua những thứ phát sinh không cần thiết trong mỗi lần đi siêu thị hoặc đi shopping tại các trung tâm thương mại. Vì thế, bạn hãy cân nhắc kỹ những khoản chi tiêu trong những lần mua sắm.

Hơn nữa, bạn vẫn có thể áp dụng quy tắc mua sắm chờ 24 tiếng, nghĩa là khi có cảm giác muốn mua đồ dùng nào đó, bạn hãy suy nghĩ và cân nhắc trong khoảng 24 tiếng kể từ thời điểm bạn muốn mua. Cách làm này sẽ giúp bạn có thời gian quyết định món đồ có thực sự đáng mua hay không.

Quản lý chi tiêu cùng tích lũy tiết kiệm

Thực tế, nhu cầu chi tiêu dường như vô hạn, nếu bạn không kiểm soát chi tiêu cho hợp lý thì sẽ rất khó dư dả về mặt tài chính. Vì thế, sau khi nhận lương, bạn hãy tập thói quen gửi tiết kiệm.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn & không kỳ hạn

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền được gửi tiết kiệm theo gói từ 1 tháng đến 3 năm tùy theo nhu cầu giúp bạn nhận mức lãi suất cao nhất tùy theo ngân hàng.

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền có sẵn trong tài khoản bạn mà vẫn được ngân hàng tính lãi không kỳ hạn, trung bình lãi suất cao nhất là 1% mỗi năm.

Gửi tiết kiệm linh hoạt & tích góp

Gửi tiết kiệm linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm hỗ trợ bạn có thể rút tiền ra bất kì khi nào, tuy nhiên số tiền còn lại trong tài khoản của bạn sẽ được tính theo lãi suất ngân hàng.

Gửi tiết kiệm tích góp là hình thức tích góp linh hoạt, nhận hưởng lãi suất đều đặn mỗi tháng.

Gửi tiết kiệm với lãi suất thả nổi

Là hình thức gửi tiền tiết kiệm có thời hạn với mức lãi suất dựa vào lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước hoặc dựa vào xu hướng thị trường. 

Tuy nhiên, hình thức gửi tiền tiết kiệm này khá rủi ro, vì cơ bản tiền lãi của bạn dựa vào xu hướng thị trường thay đổi liên tục.

Tạo lập quỹ dự phòng tài chính

Việc tạo ra quỹ khẩn cấp dành cho gia đình là điều hết sức cần thiết chiếm khoảng 10 – 20%. 

Giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh, giảm thiểu tình trạng kẹt tiền hay xoay sở không kịp.

Lập quỹ quản lý chi tiêu TNEX 

TNEX hỗ trợ nền tảng ứng dụng tích hợp dịch vụ ngân hàng đi kèm tính năng quản lý chi tiêu giúp các mẹ có thể thoải mái thực hiện quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả. 

Quản lý chi tiêu cho gia đình hiệu quả với App TNEX

Quản lý chi tiêu cho gia đình hiệu quả với App TNEX

Bên cạnh tính năng quản lý chi tiêu, TNEX còn hỗ trợ thêm cả quỹ đa năng với các ưu điểm nổi bật như là:

  • Cho phép các thành viên cùng chia sẻ một tài khoản, thông báo biến động số dư minh bạch đến mọi người.
  • Cung cấp công cụ nhắc lịch người dùng đóng quỹ đều đặn và thiết lập hạn mức chi tiêu để tiêu dùng hợp lý.

Xem thêm: top 7 phần mềm quản lý chi tiêu hiệu quả nhất

Như vậy, việc lập quỹ chi tiêu đối với gia đình là điều không quá khó với các phương pháp hướng dẫn như trên. Ngoài ra, ngân hàng thuần số TNEX tích hợp tính năng quản lý chi tiêu cho các nhân và gia đình, hội nhóm hiệu quả và miễn phí. Tải App TNEX về và trải nghiệm ngay bạn nhé!