Home Tài Chính - Ngân Hàng Lập kế hoạch cho quỹ chi tiêu hợp lý và hiệu quả

Lập kế hoạch cho quỹ chi tiêu hợp lý và hiệu quả

Việc phân bổ quỹ chi tiêu sao cho hiệu quả và hợp lý để không phải rơi vào tình trạng lương chưa về mà đã “rỗng túi”. Vậy, làm sao để kiểm soát chi tiêu hiệu quả? Hãy cùng khám phá bài viết dưới để để có câu trả lời về việc lập kế hoạch quỹ thu – chi sao cho hợp lý và hiệu quả nhé.

Kế hoạch chi tiêu là gì?

Hiểu đơn giản kế hoạch chi tiêu cá nhân chính là một bản danh sách các khoản tiền mà bạn sẽ phải chi trả hàng tháng. Danh sách này sẽ bao gồm các khoản tiền và số tiền được sử dụng cho những mục đích khác nhau trong thời gian cụ thể. Bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Kế hoạch càng chi tiết và cụ thể thì người tiêu dùng sẽ tránh được trường hợp gặp trở ngại trong việc quản lý các khoản tiền của bản thân.

Một bản kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm:

  • Những mục tiêu tài chính.
  • Khoản thu – chi theo ngày/tháng/quý/năm.
  • Khoản tiết kiệm và đầu tư.
  • Thời gian hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lập kế hoạch tài chính hỗ trợ người tiêu dùng quản lý thu – chi

Vì sao nên lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?

Giúp người tiêu dùng quản lý tốt các khoản tài chính

Bạn có thể nắm rõ dòng tiền của mình về những khoản thu – chi trong tháng khi lập được một bản kế hoạch tài chính chỉn chu và chi tiết. Từ đó người tiêu dùng có thể phân bổ chi tiêu hợp lý về những khoản tài chính như sinh hoạt phí, tiết kiệm và đầu tư cũng như những khoản vay nợ và tránh được trường hợp lo lắng việc thiếu hụt trước sau.

Xây dựng và thực hiện những mục tiêu lớn

Sau khi đã lên kế hoạch chỉn chu và nắm được những khoản tài chính của bản thân, bạn dễ dàng kiểm soát thu nhập và đạt được những mục tiêu đã đề ra theo từng mốc thời gian chi tiết và tương ứng, chẳng hạn như kết hôn, sinh con, kinh doanh, du lịch, định cư, chu cấp cho cha mẹ, mua nhà, mua xe…

Lập kế hoạch cho quỹ chi tiêu hợp lý giúp người tiêu dùng dễ đạt được mục tiêu đề ra

Lập kế hoạch cho quỹ chi tiêu hợp lý giúp người tiêu dùng dễ đạt được mục tiêu đề ra

Ứng phó với nhiều trường hợp rủi ro bất ngờ

Cuộc sống không có việc gì là không bất biến do đó bạn cần có sự chuẩn bị cho những trường hợp đi lệch đường ray của quỹ đạo của bản thân như thất nghiệp, phá sản, sức khỏe có vấn đề, nội bộ gia đình xảy ra mâu thuẫn…Tuân thủ theo những gì đã lập ra trong bản kế hoạch thu chi thì việc đối mặt với mọi biến cố sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ không phải phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào người khác.

Hạn chế tối thiểu áp lực tiền bạc trong cuộc sống hàng ngày

Khi bạn tuân thủ đúng theo bản kế hoạch thu chi đã lập ra, bạn sẽ nhận thấy áp lực tiền bạc trong cuộc sống đời thường sẽ giảm đi rất nhiều so với việc “vung tay quá trán”.

Phân bổ quỹ tài chính cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Có 2 nguyên tắc chính mà người tiêu dùng cần tuân thủ nếu muốn quản lý thu chi hiệu quả:

– Đặt mục tiêu cụ thể:

  • Mục tiêu ngắn hạn: dùng chi trả sinh hoạt phí như tiền điện, nước hoặc những khoản vay nợ.
  • Mục tiêu dài hạn: mua điện thoại, mua nhà, mua xe, kết hôn, đầu tư…

– Phân loại kết hợp với liệt kê các loại chi phí: để nắm rõ cụ thể dòng tiền của bản thân và điều chỉnh khi cần thiết và cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết.

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân cụ thể

Bước 1: Ghi chép các khoản thu – chi hàng ngày

Đầu tiên, người tiêu dùng cần hiểu về những khoản chi tiêu cá nhân mỗi ngày của mình bằng cách ghi nhận lại và phân loại các khoản chi chẳng hạn như tiền nhà, tiền nước, tiền mạng… theo đa dạng hình thức thanh toán như thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online… Đến cuối tháng, bạn sẽ có được một bảng tổng kết của danh sách chi tiêu về các khoản mình đã tiêu xài trong tháng và số dư còn lại là bao nhiêu.

Ghi chép lại những khoản chi tiêu sẽ giúp bạn cân đối thu nhập dễ dàng

Ghi chép lại những khoản chi tiêu sẽ giúp bạn cân đối thu nhập dễ dàng

Bước 2: Phân loại các khoản chi

Sau hơn 1 tháng theo dõi về thói quen chi tiêu của bản thân, bạn cần phân loại các khoản chi tiêu theo từng hạng mục

– Tổng thu nhập hàng tháng.

– Chi tiêu hàng tháng:

  • Tiền thuê nhà.
  • Tiền điện, nước, Internet, điện thoại.
  • Nhu yếu phẩm.
  • Hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm.
  • Tiền tiết kiệm.

Bước 3: Lên kế hoạch chi tiêu

Khi đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu và hoàn thành phân loại các khoản thu chi trong 1 tháng, hãy phân bổ thu nhập vào các hạng mục đã định theo tỷ lệ phần trăm. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy tham khảo các phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hoặc nhờ đến sự hỗ trợ đắc lực của ứng dụng quản lý chi tiêu, điển hình là ứng dụng ngân hàng số TNEX.

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên, độc giả có thể lập kế hoạch cho quỹ chi tiêu cá nhân hợp lý và chủ động trong việc quản lý tài chính hiệu quả.

>>> Xem thêm: Quỹ nhóm là gì? Lý do quỹ nhóm được mọi nhà ưa thích