Thực trạng về giá thành sản phẩm dệt may xuất khẩu

Đơn giá bình quân/m2 của hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ năm 2006 là 2,96USD/m2 cao hơn gần hai lần so với đơn giá bình quân của tổng nhập khẩu dệt may vào Mỹ là 1,79USD/m2. Giá xuất khẩu bình quân của các chủng loại hàng dệt may xuất khẩu đi Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2006 chỉ giảm khoảng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là mức giảm thấp so với các nước xuất khẩu hàng dệt may có cùng chủng loại hàng tương ứng như Việt Nam; giảm từ 30-40% so với cùng kỳ. Mức giảm thấp một mặt do nhiều chủng loại hàng giá xuất khẩu năm nay lại tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, ngược lại những chủng loại giá giảm thì mức giảm không nhiều.

Nhiều khách hàng đặt hàng ở Việt Nam những mã hàng khó làm, phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao…nên có giá cao hơn- đây cũng là một ưu thế mà chúng ta có thể phát huy trong tương lai. Các nhà phân tích dự báo rằng, sau khi bỏ quota, giá bán các sản phẩm dệt may sẽ giảm khoảng 20%. Một ví dụ cụ thể: khi Mỹ bỏ quota cho Trung Quốc 25 cat thì giá trung bình của các cat này giảm 48%, còn thị phần của Trung Quốc ở những cat đó tăng từ 9% năm 2001 lên 61% năm 2004.

Đây là sức ép rất lớn đối với các nhà sản xuất dệt may, trong đó có Việt Nam. Hầu hết các chủng loại hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều có giá cao hơn 5 – 7%, thậm chí 10% so với hàng cùng loại của Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh (xem bảng 2.6). Cụ thể: đối với Cat.338 (Áo thun) đơn giá trung bình thực hiện tại Việt Nam là 52,,2USD/tá, trong khi ở Bangladesh chỉ 24,6 USD/tá, và Indonesia 46,9 USD/tá, cao hơn tất nhiều so với giá trung bình nhập khẩu vào Mỹ (31,5USD/tá).

Nguyên nhân của tình trang này là do Việt Nam chưa chủ động được nguyên phụ liệu, năng suất lao động của nhân công thấp, phí vận chuyển trong nước và quốc tế còn cao…Do đó các doanh nghiệp dệt may nên cân nhắc chấp nhận giảm giá 5-10% để thu hút khách hàng; cần đầu tư làm hàng chất lượng cao, đào tạo công nhân có tay nghề, liên kết để chủ động nguyên phụ liệu… nhằm tăng năng lực cạnh tranh.

Kinh nghiệm quản lý nhân sự của các công ty Nhật

Con người luôn là yếu tố thành công của bất kì doanh nghiệp nào, nhưng để quản được con người thì quả là một việc vô cùng khó khăn, chính vì thế trong thế kỉ 20 có rất nhiều cuộc cách mạng về quản lý nhân sự đã diễn ra tại Nhật Bản, góp phần đáng kể vào vị thế của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thương trường quốc tế ngày nay. Tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng quản lý nhân sự có vai trò rất lớn trong việc nâng cao nâng suất lao động cho doanh nghiệp, dường như hiểu rõ được điều này nên các công ty Nhật Bản luôn luôn chú trọng vào yếu  tố quản lý nhân sự ngay từ khâu tuyển dụng. Chính điều đó đã nói lên kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý con người, sau đây là một số kinh nghiệm quản lý nhân sự của người Nhật:

+ Công việc làm trọn đời

+ Sự tương tác tham gia của nhân viên trong quá trình ra quyết định

+ Nhóm kiểm tra chất lượng

+ Làm việc theo nhóm

+ Huấn luyện, đào tạo các nhà quản lý tại chi nhánh ngoài nước

Tham khảo về các giải pháp nhân sự của các công ty Nhật bạn có thể tìm hiểm thêm qua các công ty chuyên tuyển dụng nhân sự của Nhật tại Việt Nam như TBSVN. Mọi thông tiết về TBS bạn có thể truy cập vào trang web:www.tbsvn.com.vn.

.

Share

Recent Posts

Có nên vay đầu tư không? Vì sao?

“Có nên vay đầu tư?” không là câu hỏi đáng cân nhắc. Mặc dù việc…

2 weeks ago

Biện pháp bảo mật và an toàn khi làm thẻ tín dụng online

Tìm hiểu cách làm thẻ tín dụng online và những lợi ích mà nó mang…

4 weeks ago

Hội An Show: Trải nghiệm độc đáo tại thành phố cổ

Thành phố cổ Hội An không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và…

4 weeks ago

Case study về khủng hoảng truyền thông và cách giải quyết từ thương hiệu Cocoon

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một Thương…

1 month ago

Các bước cơ bản trong xây dựng kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin, việc quản lý và điều…

2 months ago

Khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam và những ảnh hưởng của nó

Trong quá trình vận hành và kinh doanh các Doanh Nghiệp không thể tránh khỏi…

2 months ago