Thực trạng PR về thị phần

Có khá nhiều công ty nước ngoài nhìn thấy trước tiềm năng phát triển của ngành PR Việt Nam nên đã đầu tư vào nước ta từ lâu. Tuy nhiên các công ty nước ngoài cho đến nay không thu được nhiều thành công đáng kể, thị trường PR Việt Nam vẫn dành cho các công ty PR nội. Công ty PR nước ngoài đầu tiên đặt trụ sở tại Việt Nam là John Baily & Associates của Australia nay đã phải đóng cửa. Một vài công ty khác như Leo Activation và Ogilvy PR đã phải sớm rời khỏi thị trường Việt Nam vì không cạnh tranh nổi với các công ty trong nước. Lúc đầu, những công ty này chủ yến là phục vụ cho các khách hàng là các công ty lớn, và cũng của nước ngoài như: Milo, Dutch Lady… Nhưng rồi những công ty lớn này cũng dần dần chuyển sang những công ty PR trong nước có chất lượng dịch vụ không hề thua kém mà mà giá cả lại mềm hơn rất nhiều. Những yếu tố chủ chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường PR là: Sáng tạo, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp với kách hàng và hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào 5 tiêu chí đó có thể thấy rõ lợi thế của các công ty PR nội, khi hoạt động trên một thị trường thân thuộc và đã hiểu quá rõ.

Trong 15 công ty PR và công ty tổ chức sự kiện hàng đầu ở Việt Nam năm 2004, hoàn toàn không có một công ty nước ngoài nào, theo nghiên cứu thị trường của công ty nghiên cứu thị trường FTA. Qua khảo sát của FTA năm 2006 về độ tín nhiệm, Max Communications là công ty đứng đầu danh sách (chiếm 58%), bỏ xa công ty thứ nhì là Venus (32%), Galaxy (29%), Đất Việt (25%), và Goldsun (21%).Tiếp theo mới đến các công ty khác như Cát Tiên Sa, VMC, AVC, Metan và Storm Eye Trong khi các công ty quảng cáo nước ngoài chiếm gần 90% thị trường Việt Nam thì các công ty PR gần như chiếm lĩnh hoàn toàn PR trong nước. Hiện tượng này có thể giải thích là do một số nguyên nhân sau: Các công ty PR Việt Nam nắm vững tâm lý của người dân Việt Nam, có sẵn nhiều mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, cơ quan ngôn luận và các doanh nghiệp khác; Các công ty PR nước ngoài chưa nhạy bén với bối cảnh trong nước; Chi phí để thuê các công ty PR trong nước vẫn thấp hơn các công ty nước ngoài.

Share

Recent Posts

Có nên vay đầu tư không? Vì sao?

“Có nên vay đầu tư?” không là câu hỏi đáng cân nhắc. Mặc dù việc…

1 week ago

Biện pháp bảo mật và an toàn khi làm thẻ tín dụng online

Tìm hiểu cách làm thẻ tín dụng online và những lợi ích mà nó mang…

3 weeks ago

Hội An Show: Trải nghiệm độc đáo tại thành phố cổ

Thành phố cổ Hội An không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và…

3 weeks ago

Case study về khủng hoảng truyền thông và cách giải quyết từ thương hiệu Cocoon

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một Thương…

1 month ago

Các bước cơ bản trong xây dựng kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin, việc quản lý và điều…

2 months ago

Khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam và những ảnh hưởng của nó

Trong quá trình vận hành và kinh doanh các Doanh Nghiệp không thể tránh khỏi…

2 months ago