Quảng bá thương hiệu

 

Để quảng bá thương hiệu, DN sử dụng chiến lược truyền thông gồm rất nhiều các phương thức giao tiếp marketing. Có thể kể đến 4 phương thức giao tiếp chủ yếu, đó là: quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp, khuyến mại. Ta sẽ tìm hiểu 4 phương thức này trong mối liên hệ với việc quảng bá thương hiệu.

Thứ nhất, quảng cáo là hoạt động quan trọng trong các hoạt động quảng bá thương hiệu không chỉ trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường mà nó còn góp phần từng bước duy trì nhận thức của NTD về thương hiệu trong suốt quá trình phát triển của DN. Có 4 loại quảng cáo chủ yếu gồm: quảng cáo bằng các phương tiện truyền thông đại chúng; quảng cáo qua hình thức phản hồi trực tiếp; quảng cáo tại chỗ; quảng cáo tại điểm mua hàng.

Thứ hai, các hoạt động xúc tiến bán hàng là những biện pháp khuyến khích mang tính ngắn hạn cho việc dùng thử hay sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ. Nếu như quảng cáo đưa ra cho khách hàng lý do mua hàng thì xúc tiến bán hàng đưa ra những biện pháp khuyến khích NTD mua hàng. Hoạt động xúc tiến bán hàng được chia làm hai loại:

Thứ ba, quan hệ công chúng: là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu, nhằm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính quyền, giới tài chính, địa phương, người trung gian, nhà phân phối, nhà cung cấp, cộng đồng… để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.

Cuối cùng, bán hàng trực tiếp: là gặp gỡ trực tiếp một hoặc kéo theo nhiều người mua vì mục đích bán hàng. Ưu điểm chính của hình thức bán hàng trực tiếp là các thông tin chi tiết được gửi đến các khách hàng nơi mà chúng ta có thể thu được những phản hồi, từ đó giúp cho việc bán hàng thuận lợi. Bán hàng trực tiếp còn có lợi là sau khi bán có thể giải quyết những thắc mắc của khách hàng và đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm.