Home Marketing Quản trị rủi ro doanh nghiệp và hướng xử lý

Quản trị rủi ro doanh nghiệp và hướng xử lý

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm để phòng tránh những rủi ro. Đặc biệt đa số doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh bế tắc từ sau dịch Covid-19. Vậy, quản lý rủi ro trong doanh nghiệp là gì?  Chúng ta có thể làm gì để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu sau bài viết dưới đây.

Rủi ro và quản lý rủi ro doanh nghiệp 

Rủi ro là những nguy cơ tiềm tàng mà doanh nghiệp có thể gặp phải, có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của công ty. Có 2 trường hợp về rủi ro: Một là rủi ro mở ra cho bạn nhiều cơ hội có lợi cho dự án của bạn, thậm chí mang về rất nhiều lợi nhuận. Hai là dạng rủi ro gây tổn hại đến kế hoạch của bạn. Rủi ro là một điều không chắc chắn: có hoặc có thể không xảy ra, nhưng chúng ta buộc phải có kế hoạch back-up. Bạn cũng không thể lường trước viễn cảnh chính xác nếu nó xảy ra.

Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) là một chiến lược kinh doanh dựa trên kế hoạch nhằm xác định, đánh giá và chuẩn bị cho bất kỳ nguy hiểm và các tiềm năng khác đối với thảm họa.

Quản lý rủi ro 

Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp

Bước 1: Xác định rủi ro

–  Rủi ro chiến lược là các rủi ro xuất phát từ các vấn đề quản trị, môi trường kinh doanh và từ phía đối tác, khách hàng, nhà đầu tư… ( kế hoạch và phân bổ nguồn lực, mua lại, thoái vốn,…)

– Rủi ro hoạt động là các rủi ro liên quan tới việc sử dụng nguồn lực có hiệu quả hay không.   Rủi ro hoạt động cũng đến từ các quy trình, hệ thống, nhân lực, sự khác biệt về văn hóa hoặc do tác nhân bên ngoài; sức khỏe, môi trường…

– Rủi ro tài chính bắt nguồn từ các giao dịch: mua bán, các khoản đầu tư, cho vay hoặc các hoạt động kinh doanh khác ( rủi ro lãi xuất, tỷ giá, thuế, cấu trúc vốn, thẻ tín dụng…)

– Rủi ro tuân thủ là các rủi ro liên quan tới việc chấp hành các nội quy, quy định của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các văn bản pháp lý khác của nhà nước…

Bước 2: Phân tích rủi ro 

Khi xác định được rủi ro, bạn phải xác định được khả năng và hậu quả mà rủi ro mang lại. Bạn tìm hiểu về bản chất rủi ro và tiềm năng của nó để phát triển dự án tốt hơn. Nhận dạng rủi ro dựa trên mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Bất cứ nhân tố nào có thể gây ảnh hưởng ít nhiều cho doanh nghiệp cũng được liệt vào danh sách “risks”

Phân tích rủi ro để đưa ra phương án phù hợp

Phân tích rủi ro để đưa ra phương án phù hợp

 

Bước 3: Đánh giá hoặc xếp hạng rủi ro

Đánh giá mức độ rủi ro dựa vào xác định mức độ rủi ro như thế nào, là một sự kết hợp về khả năng và hậu quả. Bạn quyết định xem rủi ro có thể chấp nhận được hay không, hay nó có đủ nghiêm trọng để đưa ra kế hoạch ứng phó hay không.

Xác định tỷ lệ sự cố

  • Phân tích nguồn thông tin chủ yếu ( data, quan điểm)
  • Tỷ lệ các sự cố được nhân đôi bởi các sự kiện có hoạt động tiêu cực
  • Phương thức quản lý ít ảnh hưởng đến rủi ro mà là tần suất và cách đánh giá

Bước 4: Xử lý rủi ro

Chính là kế hoạch ứng phó rủi ro. Trong giai đoạn này, bạn đánh giá mức độ các rủi ro và đưa ra kế hoạch xử lý hoặc điều chỉnh chúng sao cho giảm mức thiệt hại nhất có thể bằng cách tạo ra các chiến lược giảm thiểu rủi ro, kế hoạch back-up và kế hoạch phòng ngừa.

Quản lý rủi ro cần các yếu tố gì?

Quản lý rủi ro cần các yếu tố gì?

Bước 5: Theo dõi và xem xét rủi ro

Rủi ro là những thứ ta không thể dự đoán đúng hoàn toàn, nhưng cũng không phải ta không thể kiểm soát. Bên cạnh đó, bạn không nên đi quanh một rủi ro, bạn nên mở rộng phạm vi rủi ro của mình nếu bạn không muốn đối đầu với mạo hiểm. Mở rộng phạm vi rủi ro đồng nghĩa với việc dễ dàng nắm bắt các cơ hội và đi đến mục tiêu trong kế hoạch của mình. Quy trình quản lý rủi ro giải quyết được các vấn đề khi chúng thật sự xuất hiện bởi chúng đã được dự tính và có hướng đi giải quyết.

Tạm kết

Bài viết này đã cung cấp một số thông tin bổ ích về quản trị rủi ro doanh nghiệp cũng như phương hướng xử lý hiệu quả. Mến chúc doanh nghiệp thành công trong công cuộc quản lý rủi ro. 

>>Đọc thêm: 8 bước quản lý rủi ro doanh nghiệp