Nhiệm vụ của PR

 

Các lĩnh vực hoạt động của PR

Tư vấn chiến lược với lãnh đạo công ty: Hoạt động này cần căn cứ vào: tính chất của sản phẩm; mục tiêu của công ty; đối tượng của sản phẩm; các đặc thù tâm lý, văn hoá chính trị, kinh tế pháp lý của địa phương; các thế lực có ảnh hưởng tới lĩnh vực hoạt động của sản phẩm hay công ty…

Quan hệ báo chí: Nguyên tắc cơ bản của hoạt động này là sự tin cậy lẫn nhau và thông tin hai chiều giữa nhân viên PR và nhà báo. Nhân viên PR phải làm sao để nhà báo thấy có lợi về mặt thông tin khi làm việc với công ty PR.

Tổ chức các sự kiện: bao gồm những sự kiện như lễ khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm và một số sự kiện khác.

Quản lý các rủi ro như tai nạn, khiếu nại của khách hàng, tranh chấp, hiểu lầm… Nhiều công ty, thường rất chú trọng đến lĩnh vực này và có hệ thống đối phó riêng được luyện tập thường xuyên để nếu rủi ro xảy ra có thể đối phó một cách tỉnh táo và chính xác, đặc biệt là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm hoặc rủi ro cao.

Các hoạt động tài trợ cộng đồng: Tài trợ từ thiện (ủng hộ chống bão lụt, học bổng cho học sinh nghèo…), tài trợ thương mại (các chương trình TV, ca nhạc, thể thao gắn với tên sản phẩm, gameshow…)

Các hoạt động phi thương mai trực tiếp với khách hàng: hội nghị khách hàng, chương trình huấn luyện cách sử dụng, thư viết trực tiếp đến khách hàng, triển lãm, roadshow…

Quan hệ PR đối nội: hội nghị nhân viên, ngày truyền thống của công ty, bình chọn nhân viên xuất sắc nhất của tháng, của năm… Những hoạt động này nhằm nâng cao sự tự hào, gắn bó và lòng trung thành của nhân viênvới công ty.

Tư vấn cho các nhân viên trong các công ty trong các lĩnh vực: giao tế, lễ tân, phát ngôn (với báo chí, công chúng, khách hàng hoặc cơ quan nhà nước…)