Home Kinh tế Mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện

Mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện

tử – Mô hình tàu đô đốc ban đầu

(1)

Vào cuối thập niên 1940, sự phát triển của máy chủ và bộ phận chuyển mạch đã giúp cho các công ty điện tử của Mỹ tạo dựng được vị trí đứng đầu trong ngành điện tử thế giới. Ngành công nghiệp điện tử của Mỹ là nơi có những

phát triển và chuyển đổi cơ cấu mang tính tiên phong đại diện cho xu hướng phát triển ngàn điện tử toàn cầu, trong đó IBM là một trường hợp có tính điển hình. Bởi vậy, mặc dù trong phần lớn các nội dung sau đây là bàn về các

công ty điện tử của Mỹ, đặc biệt sự chuyển biến cơ cấu mạng sản xuất trong IBM, song về cơ bản nó là xu thế chung của ngành điện tử toàn cầu.

Mạng sản xuất ban đầu trong ngành điện tử được ví như là mô hình tàu đô đốc. Mô hình tàu đô đốc bao gồm một công ty chế tạo lớn đứng đầu và rất nhiều các công ty con, chi nhánh và các nhà cung ứng độc lập đi theo. Về bản chất,

mạng sản xuất toàn cầu dạng này bao gồm cả các giao dịch và liên kết nội bộ công ty và liên công ty (hình 1). Mạng kết nối cùng nhau tất cả các chi nhánh, công ty con và công ty liên doanh của công ty đứng đầu (vai trò tàu đô

đốc), các nhà cung ứng và thầu phụ cũng như các bạn hàng trong các liên minh chiến lược (Ernst & Kim, 2002).

Một trong những mạng sản xuất tiến triển ban đầu mạnh mẽ là mô hình tàu đô đốc trong công nghiệp máy tính của IBM. IBM đã bắt đầu các hoạt động hội nhập toàn cầu từ năm 1949, khi Công ty Thương mại Toàn cầu của IBM

được thành lập với “kế hoạch trao đổi” tại Châu Âu trong thập niên 1950. Đây là một trong những nỗ lực hoạt động toàn cầu đầu tiên nhằm thành lập một mạng lưới sản xuất vượt Đại Tây Dương. Những nỗ lực này dần mang tính hệ thống hơn với sự ra đời của sản phẩm IBM 360 vào đầu thập niên 1960. Giữa thập niên 1960, IBM đã xây dựng thành công MSX vượt Đại Tây Dương dựa trên phân công trách nhiệm phát triển sản phẩm và chế tạo cho các đơn vị. Mỗi đơn vị được chuyên môn hóa theo một công nghệ riêng và thực hiện trách nhiệm phát triển một sản phẩm hay công nghệ chung cho toàn công ty.

Điểm đột phá trong phát triển mô hình tàu đô đốc gắn với sự xuất hiện bộ vi xử lý, dẫn đến sự ra đời của dòng máy tính cá nhân. Đối với IBM nền tảng kỹ thuật cho sự đột phá bắt nguồn từ sản phẩm IBM System/360. IBM System/360 với cơ cấu sản phẩm có các mô – đun khác nhau đã làm thay đổi vĩnh viễn cơ cấu quá trình sản xuất. Các nhà phát triển hệ thống đã đưa ra một dòng máy tính có thể sử dụng các máy móc kích cỡ khác nhau phù hợp với các ứng

dụng khác nhau, tất cả đều sử dụng cùng một bộ hướng dẫn và có thể chia sẻ những thiết bị ngoại vi. Để đạt được tính tương thích này, IMB thành lập

một Cơ quan Kiểm soát Xử lý giúp cho việc đưa ra các tiêu chuẩn và được mã hóa và mở để quyết định những mô – đun khác nhau trong một máy có thể được lắp ráp lại như thế nào.

Đồng thời, để giảm chi phí chế tạo các bộ nhớ lõi cho System 360 (hệ thống 360), IBM đã bắt đầu chuyển công đoạn lắp ráp có hàm lượng lao động cao của bộ phận này tới những địa điểm bên ngoài có chi phí lao động thấp hơn

tại Châu Á. Mạng lưới sản xuất của IBM đã mở rộng ra ngoài biên giới Đại Tây Dương. Mới đầu tại Nhật, sau tiến sang Đài Loan

Nhờ công nghệ mô – đun hoá của IBM System, quy trình sản xuất đã được phân tách tốt hơn, tạo điều kiện phân công lao động hợp lý hơn. Điều này cho phép các nhà sản xuất bộ phận có thể tập trung năng lực vào việc giảm chi phí tích hợp và nâng cao tính độc lập của từng bộ phận với những phần khác. Quá trình mô – đun hóa đã được phát triển lên cao hơn nữa với sự xuất hiện sản phẩm máy tính cá nhân vào đầu thập niên 1980.

Chiếc máy tính cá nhân IBM đầu tiên đã ra đời vào ngày 12/8/1981. Điều này đã tạo ra sự thay đổi bên trong cơ cấu ngành công nghiệp máy tính. Chiếc máy IBM được thiết kế từ một số những bộ phận quy chuẩn nhất định. Những

ộ phận này được thiết kế như những hộp nhỏ có khả năng nâng cấp và tái thiết kế sau này.

Cấu trúc này đã mở ra khả năng thuê ra bên ngoài và tăng độ phân tán địa lý của chuỗi giá trị (CGT). Chiếc máy tính IBM được cấu tạo từ ổ đĩa mềm sản xuất ở Tandon của Singapore, bộ nguồn điện từ Zenith, mạch chủ từ SCI Systems và máy in từ Epson Nhật Bản. Để nhanh chóng đạt được vị trí thống trị trên thị trường điện tử, IBM đã quyết định thuê ra bên ngoài hệ điều hành PC và thiết kế vi xử lý với các nhà cung ứng được lựa chọn là Microsoft và Intel tương ứng. Khía cạnh quan trọng ở đây chính là thuê ra bên ngoài, song

những “năng lực bên ngoài” này vẫn “nằm trong một mạng lưới các công ty có quan hệ tương tác với nhau”, và điều này có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và cơ cấu tổ chức ngành. Do thuê ra bên ngoài hệ điều hành và

bộ vi xử lý, IBM đã tạo khả năng cho Microsoft và Intel nắm được quyền kiểm soát ngầm những tiêu chuẩn kết cấu mới này, cho phép các công ty này phát triển lớn mạnh và gây dựng các mạng sản xuất của riêng mình.

Cuộc cách mạng máy vi tính đã thúc đẩy sự lan rộng của mô hình tàu đô đốc trong cơ cấu công nghiệp. MSX toàn cầu bao gồm một công ty đa quốc gia đa cấp, cùng các công ty con, các chi nhánh và các công ty liên doanh, các nhà cung ứng, các nhà thầu phụ, các kênh phân phối, các nhà phân phối làm tăng giá trị gia tăng, cũng như là các đồng minh nghiên cứu và triển khai và các dạng thỏa thuận hợp tác khác nhau. Một mạng lưới “tàu đô đốc” như tại IBM hay Intel thực hiện nhiệm vụ chia tách CGT theo các chức năng cụ thể khác nhau

và lựa chọn việc thực hiện những chức năng này tại những địa điểm hiệu quả nhất, nơi có thể làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực cũng như năng lực, và gia tăng mức thâm nhập tại các thị trường quan trọng.

Những thành viên trong mạng lưới này sẽ rất khác biệt về khả năng tiếp cận và vị trí của họ trong mạng lưới, và như vậy họ cũng gặp những khó khăn khác nhau. Công ty tàu đô đốc hay là công ty đầu tàu là trái tim của mạng có nhiệm vụ đưa ra chiến lược hoạt động và điều hành các nguồn lực mà nó không trực tiếp sở hữu. Như vậy, chiến lược của các công ty “tàu đô đốc” có ảnh

hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng, định hướng chiến lược và vị trí trong mạng lưới của những công ty thành viên ở tầng thấp hơn, ví dụ như các nhà cung ứng chuyên nghiệp và những công ty con. Công ty “tàu đô đốc” xây

dựng sức mạnh của mình từ những nguồn lực và năng lực cơ bản, và từ khả năng phối hợp các giao dịch giữa các đầu mối mạng khác nhau.

Đây là “tài sản bổ sung” mà công ty “tàu đô đốc” phải liên tục thuê ra bên ngoài. Hoạt động thuê ra bên ngoài này làm tăng số lượng các nhà cung ứng chuyên nghiệp, phân chia ngành công nghiệp điện tử thành các lớp cắt ngang với các mối tương tác chặt chẽ. Chất xúc tác đầu tiên chính là những bộ phận quy chuẩn, đã tạo ra một sự thay đổi trong thiết kế máy tính thoát khỏi những chiếc máy chủ lớn, nhưng vẫn giữ những tiêu chuẩn về hình dáng và cấu trúc của PC và mạng máy vi tính.

Kết quả là cơ hội mới đã mở ra cho hoạt động thuê ra bên ngoài, chuyển một ngành công nghiệp trước kia hội nhập dọc thành tách ngang với những mảng thị trường có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Các mảng riêng rẽ có

thể bao gồm mạch điện, bản mạch lắp ráp, ổ đĩa, hệ thống điều hành, phần mềm, và thiết bị mạng… Mỗi một mảng thị trường này đều được toàn cầu hóa một cách nhanh chóng, làm xuất hiện quá trình cùng tồn tại giữa các CGT

con hay CGT cấu phần và chúng được tổ chức toàn cầu một cách phức tạp, như bộ phận vi xử lý, bộ nhớ, PC, HDD…

Quá trình này đã được thúc đẩy rất nhanh với sự hội nhập dựa trên công nghệ Internet. Mỗi một CGT con này được hình thành từ các MSX khác biệt, nhưng lại vẫn có thể phối hợp với nhau. Số lượng các mạng này và mức độ cạnh tranh sẽ khác biệt giữa mỗi sản phẩm hay cấu phần của sản phẩm, phản

ánh những giai đoạn phát triển khác nhau và cơ cấu công nghệ khác nhau. Về cơ bản, khi số lượng các mạng con này tăng lên thể hiện bước tiến lên trong giai đoạn phát triển.