Home Chứng khoán Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết nhất

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết nhất

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết nhất

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì đọc bảng giá là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Mỗi một tên gọi, chỉ số và màu sắc trên bảng giá đều có những ý nghĩa riêng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức bổ ích về cách đọc bảng giá chứng khoán. 

Định nghĩa bảng giá chứng khoán là gì?

Bảng giá chứng khoán (Bảng giá) là nơi thể hiện tất cả mọi thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường. Khi nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu đều cần thao tác trên bảng điện tử chứng khoán. Vì vậy, việc thông thạo từng chi tiết của bảng giá sẽ giúp các nhà đầu tư sáng suốt hơn khi đưa ra quyết định.

Khái niệm bảng giá chứng khoán

Cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết

Các bảng giá trên thị trường có thể có đôi chút khác biệt về hình thức, tuy nhiên vẫn có một số quy định chung có thể áp dụng để đọc bảng giá. Sau đây, chúng tôi sẽ áp dụng cho bảng giá trực tuyến của HSC. Bạn có thể truy cập tại đây để đăng ký tài khoản chứng khoán nhanh nhất.

Đọc bảng giá chứng khoán như thế nào?

Đọc bảng giá chứng khoán như thế nào?

Ý nghĩa các tên cột trên bảng chứng khoán

1. Mã chứng khoán (Mã CK)

Là tên riêng của doanh nghiệp khi lên sàn, mã này được cấp để cho nhà đầu tư đặt lệnh. Mã thường là tên viết tắt của tên công ty, ví dụ Công ty chứng khoán HSC có mã là HSC.

2. Tham chiếu (TC)

Tham chiếu chính là mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch gần nhất trước đó. Giá tham chiếu có mục đích được dùng để làm cơ sở tính toán Giá trần và Giá sàn. 

3. Giá trần (ký hiệu là CE – viết tắt của từ CELL)

Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày, giá trần có màu tím.

4. Giá sàn (ký hiệu là FL – viết tắt của từ FLOOR)

Giá sàn thể hiện mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày, giá sàn có màu xanh dương.

5. Tổng khối lượng (TKL)

Là tổng số cổ phiếu được giao dịch trong một ngày, giao dịch càng nhiều thì cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu đó càng cao (tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang cổ phiếu và ngược lại).

6. Bên mua (hay còn gọi là Dư mua – Chờ mua)

Mỗi bảng giá có 6 cột với 3 mức giá và khối lượng (KL) tương ứng, bao gồm:

  • Cột Giá 1 thể hiện mức giá đặt mua cao nhất tại thời điểm diễn ra và KL1 là khối lượng cổ phiếu tương ứng với mức giá đó.
  • Cột Giá 2 là mức giá đặt mua thấp hơn mức 1 với KL2 là khối lượng cổ phiếu tương ứng.
  • Cột Giá 3 là mức giá đặt mua thấp hơn mức 2 với KL2 là khối lượng cổ phiếu tương ứng.

7. Bên bán (hay còn gọi là Dư bán – Chờ bán)

Tương tự như bên mua nhưng lúc này giá bán thấp hơn thì sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.

  • Cột Giá 1 thể hiện mức giá đặt mua cao nhất ở thời điểm đang diễn ra và KL1 là khối lượng cổ phiếu tương ứng
  • Cột Giá 2 là mức giá đặt mua thấp hơn ở mức 1 với KL2 là khối lượng cổ phiếu tương ứng.
  • Cột Giá 3 là mức giá đặt mua thấp hơn ở mức 2 với KL3 là khối lượng cổ phiếu tương ứng.

8. Khớp lệnh

Khớp lệnh là mức giá bên bán và bên mua đều chấp nhận mà không cần xếp lệnh chờ. Bao gồm 3 cột, các cột có ý nghĩa là:

  • Giá: Mức giá khớp trong phiên hoặc tại cuối ngày.
  • KL khớp: khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp trong phiên.
  • “+/-”: Tăng hoặc giảm là mức thay đổi so với Giá tham chiếu.

9. Giá

Giá bao gồm 3 cột là Cao, TB (trung bình) và Thấp

  • Cao: Là mức giá khớp cao nhất từ tính từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
  • TB: Là mức giá được tính theo trung bình cộng của Giá cao và Giá thấp.
  • Thấp: Là mức giá khớp thấp nhất từ tính từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

10. Dư

Dư bao gồm hai cột là Mua và Bán, trong đó:

  • Trường hợp phiên khớp lệnh liên tục: ở đây biểu thị số cổ phiếu đang chờ khớp lệnh.
  • Trường hợp đã kết thúc ngày giao dịch: ở đây sẽ biểu thị số cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

11. Đầu tư nước ngoài (ĐTNN)

Đầu tư nước ngoài là khối lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch. ĐTNN bao gồm hai cột Mua (số cổ phiếu được mua bởi nhà đầu tư nước ngoài và Bán (số cổ phiếu được bán ra bởi nhà đầu tư nước ngoài).

Bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin cụ thể về cách đọc bảng giá chứng khoán mà HSC muốn chia sẻ với các nhà đầu tư. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn khi chơi chứng khoán.