Giải pháp nào cho thị trường mua bán chung cư HCM hiện nay?

Nhiều sự kiện khởi công, ra mắt, mở bán,… bị trì hoãn do dịch Covid-19 đã khiến thị trường mua bán chung cư HCM trở nên “điêu đứng”. Những tưởng sau 2 năm trì trệ, BĐS Hồ Chí Minh sẽ vực dậy vào năm 2020, nhưng dường như đây vẫn là một bài toán chưa có lời giải đáp.

1. Dự án “đứng hình” – Nguồn cung ít – Giá chung cư tăng bất ngờ

Bàn về tình hình bất động sản những năm trở lại đây, chủ tịch hiệp hội BĐS Hồ Chí Minh – ông Lê Hoàng Châu cho biết: Năm 2019 là một năm đứng hình của thị trường nhà ở. Trong đó, nguồn cung căn hộ có sự sụt giảm mạnh. Cung ít, trong khi cầu vẫn nhiều đã khiến giá nhà chung cư tăng không ngừng từ 15-20%, thậm chí có những dự án tăng đến 39% so với năm 2018. Điều này đã khiến những người dân có thu nhập mức trung bình gặp khó khăn trong việc mua nhà. Các doanh nghiệp BĐS cũng đứng trên bờ vực thua lỗ dẫn đến phá sản.

Giải pháp nào cho thị trường mua bán chung cư HCM hiện nay?

Theo thống kê của bộ Kế hoạch – Đầu tư, năm 2019, lĩnh vực Bất động sản nói chung và thị trường nhà chung cư nói riêng ghi nhận số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và bị giải thể cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể có tới 598 doanh nghiệp BĐS đăng ký tạm dừng hoạt động tăng gần 37% so với năm 2018, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 686 doanh nghiệp (so với 2018 tăng 39%). Không dừng lại ở đó, theo các chuyên gia BĐS, con số này có thể còn tăng cao hơn rất nhiều vào năm 2020, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Hàng trăm dự án “trục trặc” tại khâu thủ tục

Trong 3 năm từ 2015 cho đến 2018, có tới 126 dự án chưa hoàn thành xong các khâu thủ tục xây dựng, 158 dự án thuộc diện cần rà soát lại thủ tục pháp lý, nhiều dự án trong số đó phải điều tra lại từ đầu. Mặc dù đầu tháng 3/2019 đã có 124 dự án được nhà nước cho vận hành trở lại, thế nhưng đến hiện tại chỉ có một vài dự án hoạt động bình thường.

Kết quả này dẫn đến toàn thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2019 chỉ có 47 dự án chung cư với khoảng 23.485 căn hộ đủ điều kiện mở bán, so với năm 2018, con số này giảm tới 14%. Mặc dù vậy, chủ tịch hiệp hội BĐS Hồ Chí Minh cho rằng: Thị trường mua bán chung cư HCM vẫn chưa tới mức gặp khủng hoảng, đóng băng như giai đoạn 2011-2013 nhờ lượng cầu lớn, do đó tỷ lệ tiêu thụ cũng trở nên cao hơn.

Năm 2019 chỉ có 47 dự án chung cư đủ điều kiện mở bán trong tương lai

3. Giải pháp nào giúp “cởi trói” thị trường?

Trước tình hình căng thẳng của thị trường BĐS, cộng thêm diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cần đề ra một số giải pháp để vực dậy thị trường mua bán nhà chung cư Hồ Chí Minh như:

[1] Cải cách thể chế, tạo nên một môi trường kinh doanh nhà ở minh bạch, có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp BĐS. Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm giải trình, đối thoại với người dân về mọi vấn đề mà dân chưa rõ.

[2] Đề nghị lên Quốc hội xem xét sửa đổi, đồng thời bổ sung lại hệ thống luật pháp về kinh doanh bất động sản bao gồm các vấn đề về đất đai, xây dựng,… Sao cho đảm bảo tính hệ thống và sự đồng bộ.

[3] Thủ tướng chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến các dự án đang trong giai đoạn “đứng hình”, tắc nghẽn ở các khâu thủ tục. Cần có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ các vấn đề mà những dự án này gặp phải. Từ đó giúp thị trường thông suốt, phục hồi trở lại, tạo điều kiện cho những người dân có thu nhập thấp, trung bình có nhà để ở.

Do thị trường bất động sản chung cư HCM đang rơi vào tình trạng “trễ nải”, nên nếu không kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý sẽ dễ dẫn tới khủng hoảng ở mức quy mô gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, cũng như người dân. Mong rằng BĐS Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng sẽ sớm tăng trưởng trở lại trong thời gian tới.